HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH AN TOÀN MÁY DÁN ÉO CAO TẦN

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH AN TOÀN MÁY DÁN ÉO CAO TẦN

Vận hành máy dán ép cao tần là công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về mặt an toàn, bắt buộc người lao động phải được huấn luyện đạt yêu cầu. Hướng dẫn vận hành an toàn máy dán ép cao tần nhằm hướng dẫn người lao động phòng tránh nguy cơ tai nạn lao động như bỏng nhiệt, chấn thương, tai nạn điện cũng như giảm thiểu phơi nhiễm có hại do tiếp xúc với bức xạ điện từ trường và trường tĩnh điện.

Trách nhiệm

Công nhân viên làm việc ở máy phải tuyệt đối tuân thủ quy trình vận hành an toàn. Người chưa qua huấn luyện, không có thẻ an toàn vận hành đều không được phép làm việc với máy.

Mối nguy

– Điện giật do tiếp xúc với các phần tử mang điện, cháy nổ điện do chập mạch, quá tải…

– Tiếp xúc cóng cao tần (bức xạ điện từ) gây ảnh hưởng sức khoẻ hoặc xảy ra phóng điện gây bỏng;

– Khuôn ép nóng hoặc phóng điện từ khuôn ép gây bỏng cơ thể, cháy liệu;

– Khuôn ép ép dập tay khi điều chỉnh liệu, thay khuôn, chỉnh khuôn;

– Tiếng ồn phát ra từ hệ thống khí nén;

– Cửa ép hạ xuống làm dập tay;

– Kềm gấp liệu cắt vào tay, rơi trúng chân, khuôn cắt rơi trúng chân khi thay/lắp;

– Va vào các góc cạnh xung quanh máy;

– Nguyên vận liệu rơi làm chấn thương chân, tay hoặc toàn thân;

– Tiếp xúc bụi và hơi khí độc;

– Tiếp xúc nhiệt độ môi trường nóng gây mệt mỏi.

Quy trình vận hành

Chuẩn bị máy

Kiểm tra tình trạng an toàn của máy trước khi làm việc:

– CB nguồn, các công tắc, nút nhấn, nút dừng khẩn cấp, đường dây dẫn điện có còn nguyên vẹn không;

– Các bộ phận của trục ép, khuôn ép, cửa che chắn, bàn đạp nâng/hạ khuôn, cơ cấu bàn đạp dòng có được liên kết chắc chắn không;

– Kiểm tra đèn chiếu sáng, đèn báo phát dòng, mắt cảm biến phía trước cửa (khi đã mở máy) có bị hư hỏng không;

– Hệ thống đường dẫn khí nén có bị rò rỉ không;

– Kiểm tra các phần sửa chữa trước có hoạt động tốt không;

– Kiểm tra xung quanh sắp xếp vật dụng gọn gàng;

– Ghi nhận vào sổ bảo dưỡng.

Nếu phát hiện bất kỳ hư hỏng gì gây mất an toàn phải báo bảo trì đến sửa chữa mới được tiến hành công việc

Vận hành máy

– Sau khi kiểm tra an toàn tình trạng máy và tiến hành thay khuôn ép hoàn tất;

– Bật CB nguồn tổng, mở công tắc nguồn trên bảng điều khiển, mở đèn chiếu sáng;

– Bật công tắc nguồn nhiệt (nếu dùng nhiệt để ép) hoặc bật công tắc dòng cao tần (nếu dùng dòng cao tần để ép);

– Điều chỉnh nhiệt độ (nếu dùng nhiệt) và thời gian ép cho phù hợp, Chọn chế độ tự động hoặc chế độ tay;

– Sau khi mở máy hoàn tất, đưa vật liệu vào khuôn ép, điều chỉnh vật liệu đúng vị trí rồi đạp bàn đạp khuôn xuống:

+ Ấn nút nhấn 2 tay nếu sử dụng chế độ tay

+ Hoặc không cần ấn nút nhấn 2 tay nếu sử dụng chế độ tự động

– Đạp bàn đạp phát dòng (nếu sử dụng), chờ vài giây để hoàn thành quá trình ép, cửa nâng lên (nếu có);

– Dùng que gỗ để lấy vật liệu đã ép (nếu cần tránh dùng tay chạm vào điện cực nóng);

– Quá trình dán ép hoàn thành.

Tắt máy

– Tắt nguồn của máy khi thay khuôn, vệ sinh máy, khi hết ca làm việc, khi có sự cố mất an toàn xảy ra;

Tuyệt đối không để máy hoạt động khi không có người vận hành.

– Không tự ý tháo bỏ bộ phận che chắn, thay đổi các bộ phận của máy;

– Một máy chỉ cho phép 1 người vận hành;

– Không tụ tập nói chuyện, đùa giỡn khi vận hành máy;

– Không chêm, chèn hay vô hiệu hóa nút nhấn 2 tay;

– Giữ khoảng cách an toàn giữa tay và khuôn ép khi điều chỉnh vật liệu tránh trường hợp kẹp tay;

– Khi chưa có nhu cầu dùng dòng cao tần thì chân phải đặt ra khỏi bàn đạp dòng tránh trường hợp phát dòng ngoài ý muốn;

– Khi đạp bàn đạp dòng nhưng bị cứng thì tuyệt đối không được tiếp tục đạp vì sẽ gây nguy cơ phóng điện;

– Thao tác 2 tay khi đóng cửa che chắn và đợi cửa đóng lại mới đạp bàn đạp kích hoạt dòng điện;

– Sử dụng máy đúng và đầy đủ bảo hộ lao động trong suốt quá trình làm việc;

– Không mang trang sức bằng kim loại có dạng vòng khi làm việc với máy ép cao tần (nhẫn, đồng hồ, dây chuyền, dụng cụ kim loại…);

– Phụ nữ mang thai không được làm việc với máy ép cao tần;

– Chỉ vệ sinh máy khi đã tắt máy hoàn toàn và máy nguội hẳn, Khi hết ca làm việc phải vệ sinh túi rác để tránh nguy cơ gây cháy;

– Khi hết ca làm việc, nghỉ trưa hoặc ngừng máy trong thời gian dài (từ 30 phút trở lên) thì không được để bất kỳ vật liệu hay dụng cụ xung quanh vị trí phát sinh nhiệt tối thiểu 0,5m;

– Khi phát hiện bất kỳ sự cố mất an toàn phải tắt máy báo cho bảo trì đồng thời báo cán bộ biết chỉ được phép làm việc trở lại khi sự cố được khắc phục hoàn toàn;

– Chỉ nhân viên bảo trì mới được phép sữa chữa và chỉnh máy.

Quy trình tháo lắp khuôn:

– Tháo khuôn: Đạp bàn đạp cho khuôn sát mặt bàn rồi dùng tua – vít vặn ốc ra;

– Lắp khuôn: Đặt khuôn ép trên mặt, đạp bàn đạp và điều chỉnh sao cho khuôn ăn khớp với rãnh trên trục ép và dùng tua – vít xiết chặt bulong lại.

Lưu ý: Không dùng tay bợ đỡ khuôn khi thay/lắp để tránh trường hợp dập tay

Biển báo bắt buộc khi vận hành máy dán ép cao tần
Hướng dẫn vận hành            an toàn máy dán ép cao tần

PTBVCN khi vận hành máy dán ép cao tần: Quần áo BHLĐ; Mũ vải (nếu cần); Kính BHLĐ chống văng bắn (Tuỳ công việc); Khẩu trang chống bụi hoặc hơi khí độc (Tuỳ loại vật liệu gia công và môi trường lao động); Nút tai chống ồn; Bao tay vải; Giày BHLĐ chống dập, cắt đứt (Tuỳ công việc)


Quý khách có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua cửa sổ chat Facebook bên góc phải dưới của trang web hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi phần liên hệ. Trân trọng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *